Sầu Riêng Có Trồng Được ở Miền Bắc Không? là câu hỏi được rất nhiều quý bà con quan tâm trong thời gian qua, tôi cũng được bà con nhắn tin hỏi rất nhiều về vấn đề này?
Xin trả lời là: Sầu riêng hoàn toàn có thể trồng ở Miền Bắc nhưng tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm và có thể chết cây con vào mùa đông. … Đó chính là lý do không nên trồng sầu riêng diện tích lớn ở những tỉnh miền Bắc.
Cây Sầu Riêng Có Trồng Được ở Miền Bắc Không? Tại sao?
- Sầu riêng là cây ăn trái lâu năm thích hợp ở vùng khí hậu vùng nhiệt đới các nước như: Việt nam, Thái lan, Malaysia…
- Nhiệt độ thích hợp để cây sầu riêng phát triển tốt ở Việt nam là từ 20 – 40. Nhiệt độ cao hoặc thấp quá sẽ khiến cây sầu riêng sinh trưởng kém và không đậu quả.
- Lượng mưa trung bình năm trên lý thuyết là từ 1.500 – 3.000mm. Đối với những tỉnh có mùa nắng dài hơn 6 tháng sẽ phải chủ động hồ trữ nước và hệ thống tưới cho cây sầu riêng. Nếu không tưới giữ ẩm thường xuyên cây sầu riêng phát triển kém và không hiệu quả về mặt đầu tư.3
- Sầu riêng thường có thể trồng trên mọi loại đất, đất cát thì kém hơn nên phải bổ xung lượng phân hữu cơ nhiều hơn. Chủ yếu do kinh nghiệm chăm sóc và phải siêng thì mới mong có ngày thu quả từ cây sầu riêng
===> Vậy nên cây sầu riêng có thể trồng ở miền bắc nhưng để trải nghiệm, trồng vài cây chứ không nên trồng đại trà vì nó không đem lại lợi ích kinh tế cao và chăm sóc rất là khó khăn so với trồng ở miền nam có nhiệt độ môi trường ổn định hơn.
Chế độ chăm sóc phù hợp với cây sầu riêng
Đất trồng: Tốt nhất là nền đất thịt (Đất đỏ bazan, đất đen, đất phù sa…) Giàu hữu cơ, tầng canh tác dày ( Hơn 3m) để bộ rễ sầu riêng phát triển tránh đổ ngã vào mùa mưa bão.
Tưới tiêu: Chủ động nguồn nước tưới vào mùa nắng, Đào rãnh thoát nước trong vườn nếu mực thủy cấp thấp hoặc đất trũng thoát nước kém vào mùa mưa. Có thể lắp hệ thống tưới để chủ động tưới khi điều kiện môi trường thay đổi (Sáng nắng chiều mưa0 Làm cây sốc nhiệt và rụng quả khi ra trái non.
Bón phân: Nên bón nhiều phân hữu cơ tự nhiên hoặc phân hữu cơ công nghiệp, hạn chế bón phân hóa học sẽ làm đất mất cân bằng và cây hấp thụ dinh dưỡng kém về lâu dài. Muốn bền vững hãy sử dụng phân hữu cơ…
Quản lý cỏ dại:
- Hạn chế cỏ dại khi cây sầu riêng mới trồng bằng cách tủ rơm, trấu, xác bã thực vật… quanh gốc cây. Vừa giúp hạn chế cỏ mọc dày, đất không bị nén chặt khi tưới nước.
- Bên ngoài gốc thì dùng máy phát thấp cỏ xuống, vừa đẹp cảnh quan mà lại có nguồn phân xanh tự nhiên.
- Để có còn giúp cân bằng hệ sinh thái, hạn chế sâu bệnh tập trung vào cây sầu riêng gây hại.
Quản lý sâu bệnh: Các loại sâu bệnh hại trên cây sầu riêng nên cẩn thận
- Sâu đục thận: Thường gây hại vào đầu và cuối mùa mưa, thường xuyên ra vườn kiểm tra quanh gốc cây, nếu thấy hiện tượng sâu đục thì xử lý ngay.
- Sầu, rầy, nhện đỏ, bọ… ăn lá: Xử lý khi cây ra đọt non, phun định kỳ 2 -3 lần cách nhau 7 ngày.
- Bệnh trên cây sầu riêng thường xuất hiện khi đất quá xấu, thiếu hữu cơ, thoát nước kém. Từ đó bộ rễ cây sầu riêng không hút được dinh dưỡng, nên cây rất là yếu, nên hay xuất hiện các bệnh như Xì mủ, Nấm lá, Thối rễ.
- Để đỡ bệnh thì cứ chăm sóc đất thật tốt bằng cách, bổ xung nhiều phân hữu cơ, không xịt thuốc cỏ, bón phân hóa học khi thật sự cần thiết… Mấy cái này để mình chia sẻ thêm về cách Chăm sóc đất ở các bài viết tiếp theo.
Để cây sầu riêng trồng xuống phát triển tốt thì cây giống khỏe mạnh cũng là yếu tốt quyết định. Nên chú ý điều này!!!
Video giới thiệu cây giống sầu riêng 81farm
Xem thêm:
13 loại sâu bệnh hại trên cây sầu riêng và cách phòng trừ
Hầu hết nơi bán cây giống Sầu riêng không làm được điều này