Chào bạn. Sau đây mình xin chia sẻ cách trồng cây măng cụt bằng hạt chi tiết nhất mà bạn từng được đọc.
Cây Măng cụt được trồng và nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc ghép cành. Phương pháp ghép và tháp cành cho trái nhỏ, năng suất thấp và tuổi thọ ngắn hơn so với việc trồng cây từ hạt. Vì là cây ra quả không thụ phấn nên cây trồng từ hạt sẽ vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ.
Xem thêm thông tin chi tiết tại Wikipedia
Nội dung chính
✅ Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu
- Hạt giống măng cụt
- Giá thể ươm, (đất trồng)
- Chậu nhựa
- Phân bón
- Que cắm cố định cây
- Thùng xốp
✅ Các bước thực hiện
Phân loại hạt giống măng cụt trước khi ươm (Xem video chi tiết bên dưới)
- Chọn những hạt to, nặng 1g trở lên từ những trái măng cụt сhín. (Mỗi quả Măng cụt thường chỉ có 1 hạt to)
- Khi lấy hạt ra nên gieo ngay, nếu để lâu phải ngâm nước hoặc giữ ẩm
- Không được để hạt bị khô vì hạt dễ mất sức và tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao.
Xử lý hạt giống măng cụt
- Ngâm vào nước để rửa sạch phần thịt, xơ bám quanh νỏ hạt, tránh làm dập hạt làm cho hạt dễ bị thối do nhiễm nấm bệnh.
- Trải hạt lên giá hoặc rổ để nơi tháng và mát cho ráo nước (không để ngoài nắng)
Trộn giá thể, tiến hành giẩm ủ
- Đất trồng bao gồm: Sơ dừa trộn cát (tỉ lệ 2/1) hoặc trấu hun trộn sơ dừa (tỉ lệ 1/3)
- Bỏ giá thể vào thùng xốp cách đáy thùng khoảng 20cm
- Sau đó đem gieо ngay vào thùng xốp và tưới giữ ẩm
- Thường xuyên tưới nướс gіữ ẩm, 20-30 ngày sau hạt sẽ nẩy mầm (Hạt yếu sẽ lâu hơn).
- Che nắng bằng lưới lan cắt nắng 70% hoặc để trong nhà nhưng phải có ánh sáng cây sẻ khỏe hơn, mùa mưa phải che mưa.
Sang bầu – Tập nắng cho cây thích nghi môi trường
- Khi cây con đã nảy mầm bạn chăm sóc dυy trì độ ẩm để cây ra nhiềυ chồi và lá.
- Sau 2 tháng cây sẽ ra 2 cặp lá đầu tiên thì tiến hành nhổ và sang bầu nhựa lớn
- Gỡ bớt lưới hoặc đưa cây ra lưới cắt nắng khoảng 50% và tưới nước giữ ẩm định kì.
- Chăm sóc khoảng 1 năm thì сhiều cao сây khoảng15 – 20cm là bạn có thể đem trổnga vườn vườn.
Chú ý: Không làm tổn thương rễ vì rễ măng cụt không có lông hút và rất yếυ. Cây phát triển rất chậm, trung bình 2 tháng măng cụt mới cho 1 cặp lá
✅ Một số loại sâu bệnh trên cây Măng cụt
-
Bệnh Xì mủ, sượng trái
Biểu hiện của thường thấy của bệnh là ở trên vỏ trái măng cụt bị xì mủ màu vàng, thịt trái bên trong bị sượng và cứng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm trước khi thu hoạch trái khoảng 2 – 3 tuần đặc biệt là vào mùa mưa dầm liên tục. Bệnh xuất hiện làm giảm giá trị sản phẩm của quả măng cụt, giảm năng suất cây.
-
Bệnh thán thư
Bệnh xuất hiện nhiều ở trên lá, trái và cành của cây măng cụt, bệnh phát trển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm cao, mưa kéo dài. Dấu hiệu nhận biết bệnh là ở trên lá, trái có những đốm màu đen trắng li ti, xung quanh có vòng do các tế bào cây bị hỏng tạo nên. Bệnh làm giảm khả năng phát
triển của cây, ảnh giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm.
-
Sâu vẽ bùa
Sâu thường tấn công ở đọt non, lá non làm cây chậm phát triển, sâu hoạt động nhiều vào buổi chiều tối. Sâu gây hại bằng cách đục các đường ở lớp biểu bì, ăn diệp lục của lá. Sâu gây hại khiến cây bị giảm khả năng quang hợp, khô và rụng lá.
Ngoài ra trên cây măng cụt còn thường xuyên xuất hiện một số loại sâu bệnh khác: nhện đỏ, bọ trĩ, bồ hóng, đốm rong, chế nhánh…
✅ Video tham khảo Cách Trồng Cây Măng Cụt Bằng Hạt tại 81Farm
Cách trồng cây Măng cụt bằng hạt trong thùng xốp
Bên trên là những kiến thức học hỏi nhiều nguồn có chọn lọc và trải nghiệm thực tế của mình trong mấy năm qua khi sản xuất và chăm sóc cây măng cụt. Với bài viết về “Cách trồng cây Măng cụt bằng hạt” ở trên sẽ giải đáp thắc mắc của bà con và các bạn.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: KHÁC BIỆT GIỮA MĂNG CỤT THÁI LAN VÀ VIỆT NAM LÀ GÌ?
Từ khóa phổ biến:
- Cách trồng cây Măng cụt bằng hạt
- Măng cụt trồng ở tây nguyên
- Măng cụt trồng bao lâu có trái